Đối với những bệnh nhân bị đột quỵ não các y bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm Doppler xuyên sọ (TCD). Nếu kết quả sơ bộ bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ thì sẽ quyết định đặt đầu dò theo dõi áp lực nội sọ liên tục.
Đối với người bình thường, chỉ số áp lực sọ là 7 - 15 mmHg. Nếu chỉ số áp lực nội sọ đo được lớn hơn 20 mmHg thì là cao, và trên 22 mmHg thì cần phải điều trị cấp cứu (điều trị nội khoa chống phù não, mổ dẫn lưu não thất ra ngoài, hoặc mở hộp sọ giảm áp). Trong ảnh là bệnh nhân nam, 30 tuổi bị xuất huyết não, chảy máu não thất khối máu tụ thể tích rất lớn. Các bác sĩ đang tiến hành đặt đầu dò để đo áp nội sọ nhu mô.
Chỉ số áp lực nội sọ của bệnh nhân đo được là 40 -> 41 mmHg. Sau khi đo xong, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị nhằm giảm áp lực nội sọ sọ để đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân.
Một số hình ảnh được thực hiện tại Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Chuẩn bị dụng cụ cho ca mổ
Rửa tay và vô trùng bằng cồn
Đeo găng tay vô trùng
Sắp xếp dụng cụ mổ
Sát trùng cho vùng cần đo áp lực sọ
Dùng khăn để che mặt bệnh nhân, cố định chuẩn bị mổ
Tiêm dung dịch trước khi mổ
Rạch đường mổ
Đưa mũi khoan vào hộp sọ
Đưa thiết bị đo áp vào nội sọ
Chuẩn bị khâu vết mổ
Khâu vết mổ
Chỉ số áp lực sọ đo được
Khâu xong vết mổ, chuẩn bị đưa bệnh nhân vào hồi sức
Theo vovgiaothong.vn
Các bài viết liên quan