Sử dụng monitoring sản khoa trong chuyển dạ

Bs Nội trú Phan Thị Hồng Ngọc - Khoa Sản
I. MỞ ĐẦU

monitosanTrong sản khoa, “ Mẹ tròn con vuông” là điều ước ao của mọi gia đình, là niềm hy vọng lớn nhất của người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ, là trách nhiệm của người bác sĩ sản khoa thông qua việc chăm sóc và xử trí cho cuộc đẻ phải an toàn. Vì vậy, chúng ta phải tận dụng tất cả các tiến bộ của khoa học và nhất là các phương tiện sẵn có trong tay để hoàn thành công việc đỡ đẻ. 

Do bào thai nằm trong tử cung của người mẹ nên chúng ta không thể quan sát nó một cách trực tiếp. Người thầy thuốc sản khoa đang hướng dẫn và xử trí cuộc chuyển dạ sinh buộc phải dựa trên những thông tin gián tiếp về tình trạng của em bé. Đặc biệt trong quá trình chuyển dạ và sinh, khả năng có thể thu thập được các thông tin về tình trạng sức khỏe của bào thai luôn bị hạn chế. Nếu như sự cảm nhận của người mẹ đối với các cử động của thai nhi trong một số trường hợp có thể là một tín hiệu cảnh báo quan trọng trong khi mang thai thì trong khi chuyển dạ, sự cảm nhận này không còn giá trị nữa do có sự xuất hiện của các cơn go tử cung  đều đặn và lặp đi lặp lại gây đau.

Khi chuyển dạ đã tiến triển thì mức độ tỉnh táo của người mẹ  sẽ giảm đi và các cử động của thai sẽ không còn được cảm nhận tốt nữa. Thông tin về cân bằng chuyển hóa toan kiềm của thai nhi trong thực hành hiện nay chỉ được thu thập bằng phương pháp lấy máu da đầu từ phần thai nhi trình diện ở trước – một phương pháp chậm chạp và không hiệu quả, có can thiệp và hầu hết các thầy thuốc đều không ưa chuộng.

Vì vậy mà trong thực hành sản khoa hằng ngày, các bác sĩ sẽ dựa chủ yếu vào các thông tin từ đường biểu diễn nhịp tim thai liên tục (Monitoring sản khoa).

II.  ĐỊNH NGHĨA

Monitoring sản khoa hay EFM (Electronic fetal heart rate monitoring) là một phương pháp theo dõi thai bằng điện, nó ghi lại đồng thời nhịp tim thai và hoạt động của tử cung. Đường biểu diễn thu được gọi là Cardiotocography (CTG), được áp dụng đầu tiên vào những năm 1960. Trước đây, người ta chỉ áp dụng biện pháp này cho các trường hợp thai nghén nghuy cơ cao nhưng ngày nay, hầu hết các sản phụ đều được theo dõi chuyển dạ bằng CTG.Lợi ích thì có nhiều, song trong quá trình chuyển dạ thì việc theo dõi liên tục nhịp tim thai và khả năng chịu đựng với cơn go tử cung của thai nhi  chính là nhiệm vụ của monitoring sản khoa, giúp người thầy thuốc có những thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời bảo đảm sự sống cho trẻ sơ sinh.

   

Hiện nay có hai phương pháp đo tim thai là phương pháp đo ngoài và phương pháp đo trong.

Việc đọc và diễn dịch các đường ghi nhịp tim thai thường phải chấp nhận những khác biệt giữa người đọc này với người đọc khác, thậm chí ngay cùng một người đọc.Tuy nhiên, đánh giá một CTG phải là một đánh giá có tính chất hệ thống và toàn diện. Để có được một kết luận về tình trạng sức khỏe của thai nhi, chúng ta cần phải đọc và phân loại các đường biểu diễn tim thai một cách thành thạo, phải có được kiến thức đầy đủ về tất cả những dữ kiện lâm sàng, xét nghiêm, siêu âm và những dữ kiện hữu ích khác để có thể diễn dịch các đường biểu diễn tim thai một cách đầy đủ.

monitosan3

Hiểu biết đầy đủ về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường biểu diễn tim thai là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng monitoring sản khoa để theo dõi thai nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược Huế (2007), “Một số phương pháp thăm dò trong sản khoa”, Sản phụ khoa, NXB Y học, tr. 446-456.
  2. Trần Danh Cường (2005), Thực hành sử dụng monitoring trong sản khoa, NXB Y học
  3. Đặng Văn Pháp, (2012), “Vai trò của monitoring sản khoa trong giai đoạn II của chuyển dạ”, Tạp chí Phụ Sản, 10(3), tr.127-135
  4. H.P. Van Geijn (2004), Module 14: Fetal monitoring, Posgraduaten training and research in reproductive health.
  5. Hacker, Moore, Gambone (2004), Essentials of obstetrics and gynecology, tr. 136-145.

Các bài viết liên quan

" TẤT CẢ CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU CHíNH HÃNG"